Chelsea muốn nẫng tay trên M.U trong cuộc chạy đua chiêu mộ nhà vô địch thế giới
Chiều ngày 26.2, ông Đặng Quang Tú, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết sau khi nhận được đề xuất của UBND P.8, lãnh đạo TP thống nhất gia hạn thêm thời gian hoạt động vận chuyển du khách bằng xe ngựa xung quanh hồ Xuân Hương đến hết ngày 31.3.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 25.2, UBND P.8 mời các chủ xe ngựa lên công bố "lệnh" của TP.Đà Lạt buộc ngưng hoạt động xe ngựa chở du khách quanh hồ Xuân Hương từ ngày 25.2. Việc này khiến các chủ ngựa và người dân phố núi bất ngờ và ngỡ ngàng.Cũng theo ông Tú, TP đang giao Phòng VH-TT (nay là Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin) chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế (nay là Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị) và đại diện các hộ kinh doanh xe ngựa làm việc với các khu, điểm du lịch để chuyển hoạt động du lịch bằng xe ngựa vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn.Giao Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị phối hợp với Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin, cùng UBND P.8 nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến việc kiến nghị di dời bãi xe ngựa từ đầu đường Cách Mạng Tháng Tám về đường Ngô Tất Tố và cho phép hoạt động tại tuyến đường vòng Lâm Viên.UBND TP.Đà Lạt đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về UBND TP.Đà Lạt trước ngày 20.3. Vận chuyển hành khách bằng xe ngựa xung quanh khu vực hồ Xuân Hương đã được hình thành từ lâu. Đây là hoạt động thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm vẻ đẹp lãng mạn quanh hồ Xuân Hương. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm du lịch tạo nên nét độc đáo, nét riêng của Đà Lạt đối với du khách trong và ngoài nước.Metal Slug: Awakening có nhà vô địch toàn quốc đầu tiên
Dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm, H.Bình Chánh, TP.HCM; điểm cuối tại đầu cầu phía bắc cầu Mỹ Thuận 2, H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, với tổng chiều dài tuyến khoảng 96,13 km.Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương sẽ có vận tốc thiết kế 120 km/giờ, 8 làn xe, chiều rộng nền đường 41 m; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận có vận tốc thiết kế 100 km/giờ, 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25 m.Dự án đồng thời xây dựng các công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống trạm thu phí, trạm dừng nghỉ… bảo đảm đồng bộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, tuân thủ luật Đường bộ và pháp luật khác có liên quan. Thời gian thực hiện từ năm 2024 đến năm 2028.Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỉ đồng, bao gồm vốn chủ sở hữu khoảng 5.970 tỉ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư); vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác khoảng 33.830 tỉ đồng (chiếm 85% tổng mức đầu tư).Dự án do Liên danh Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Công ty CP Tasco, Tổng công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long - CTCP, Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Đầu tư CII đề xuất dự án.Dự kiến khung giá dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định theo nguyên tắc xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ.Theo Bộ GTVT, việc đầu tư mở rộng hoàn chỉnh tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận nhằm giảm ùn tắc giao thông. Góp phần hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía nam và từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nha khoa ViDental - Tiên phong áp dụng hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế
Sáng 13.1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt."Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta", Tổng Bí thư nêu rõ.Tổng Bí thư cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện.Ông dẫn chứng, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục. Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%. Cùng đó, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"…Nhấn mạnh nguyên nhân chính khiến việc thực hiện các nghị quyết T.Ư chưa thực sự thành công nằm ở khâu tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"nghị quyết để thực hiện các nghị quyết", "nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, được đánh giá là một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần làm sao để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Theo Tổng Bí thư, về quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Cùng đó, xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.Về hành động, theo Tổng Bí thư, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước cần tập trung 4 việc: hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị 8 nhiệm vụ giải pháp, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động. Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông yêu cầu, trong năm 2025, phải càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm."Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Cùng đó, Tổng Bí thư yêu cầu, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả. "Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa", ông nhấn mạnh.Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy, tổ chức về khoa học công nghệ, trong quý 1/2025 phải hoàn thành. Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều", Tổng Bí thư nói.Cùng đó, Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học, công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Theo Tổng Bí thư, năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải. Tổng Bí thư yêu cầu, tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, "không để lỡ thời cơ thêm lần nữa". Kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số".
Sau khi về Việt Nam, Ốc Thanh Vân xác nhận góp mặt trong Căn phòng câm lặng tại sân khấu kịch Hồng Vân. Vở diễn còn có sự tham gia của dàn nghệ sĩ như NSND Hồng Vân, nghệ sĩ Hoàng Sơn, nghệ sĩ Đinh Mạnh Phúc cùng dàn diễn viên trẻ. Trong tác phẩm, Ốc Thanh Vân vào vai Ngọc, mắc căn bệnh mất trí nhớ tạm thời, chỉ có thể lưu giữ ký ức trong một ngày. Điều kỳ lạ là Ngọc luôn bị ám ảnh về một vụ tai nạn thảm khốc với hình ảnh cô gái không mắt mũi lượn lờ trong căn biệt thự. Đến khi Quý (Khôi Nguyên thủ vai) xuất hiện, những bí mật kinh hoàng được giấu kín bấy lâu dần hé lộ. Căn phòng câm lặng đánh dấu cột mốc quay lại với sân khấu kịch dịp tết của Ốc Thanh Vân, cũng là dịp nữ nghệ sĩ hội ngộ với đàn chị Hồng Vân. Từ khi trở về Việt Nam, diễn viên 8X đã tất bật tập luyện để chuẩn bị cho màn tái xuất này. Cô chia sẻ: “Sân khấu kịch Hồng Vân là mái nhà thứ hai, nơi tôi gắn bó thời gian dài, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Dù đi đâu thì tôi luôn hướng về, vì đó là cái nghiệp của mình khi đã quá yêu sân khấu”. Ốc Thanh Vân hài hước nói “về đến quê nhà tôi như sống lại” dù trước đó “đuối sức toàn tập”. Tại Việt Nam, nữ diễn viên nhận được sự hỗ trợ của mọi người nên có thể yên tâm tập trung cho công việc ở sân khấu. “Tôi đã luyện tập cho não bộ của mình có khả năng thích nghi và làm việc tách biệt. Khi ở trên sân khấu kịch, tôi chỉ biết việc mình đang làm là nhân vật và vở diễn thôi. Rời khỏi đó, tôi mới làm việc khác. Cái đầu tôi những ngày vừa qua chia làm 3, 4 ngăn. Nhưng ngăn lớn nhất, chính là sân khấu. May mắn là tôi có trí nhớ tốt, nên thuộc thoại nhanh, tập kịch tôi dùng "trí nhớ dài hạn", bởi một vở diễn cần thời gian để diễn viên cảm nhận, thêm thời gian hoàn thiện sau khi công diễn, còn các việc khác tôi dùng "trí nhớ tạm thời", xong việc là xả ra cho nhẹ đầu”, nữ diễn viên bộc bạch. Vừa mới về Việt Nam, Ốc Thanh Vân không tránh khỏi tình trạng “jetlag”. Cô chia sẻ: “Lệch 4 tiếng giữa Melbourne và Việt Nam không phải là vấn đề, thậm chí là lệch nhiều hơn vẫn lướt qua được, nhưng đó là đi du lịch. Vì mình có thể ngủ trên xe, đến nơi hăm hở đi khám phá nên không thấy quá khác biệt. Nhưng khi sống một thời gian, cơ thể đã quen nhịp đó. Mấy ngày đầu, tôi tập kịch cùng mọi người đến 22 giờ là ngáp, nước mắt chảy ròng”. Khi được hỏi về lý do gắn bó với sân khấu dù cát sê không quá cao, Ốc Thanh Vân nói nhờ nơi này, cô được khán giả yêu mến, có thêm nhiều cơ hội hoạt động ở lĩnh vực khác như phim ảnh, lồng tiếng, MC hay kể cả công việc kinh doanh và dạy yoga. Người đẹp nêu quan điểm: “Tiền có thể kiếm bằng nhiều cách, nhưng cái ơn, cái gốc thì cả đời phải nhớ”.Về câu chuyện cát sê, Ốc Thanh Vân nói cô thường hay quên phong bì cát sê khi diễn ở sân khấu. Thỉnh thoảng khi mở túi ra, nữ diễn viên mới “phát hiện” tiền lương của mình vẫn chưa được dùng. “Thật sự tôi không đến sân khấu vì cát sê bởi nếu chỉ diễn kịch sẽ không đủ chi phí cho gia đình lớn. Ngày xưa, khi sân khấu kịch ở thời hoàng kim, có thời điểm Người vợ ma diễn kịch đủ 7 ngày trong tuần, cuối tuần mỗi ngày 2 - 3 suất, chưa kể đi lưu diễn tỉnh. Cát sê cũng đủ để tích lũy. Còn mùa tết này, ăn ngủ ở sân khấu, tôi cũng đủ tiền lì xì cho cả nhà, vừa về là có việc để làm đã cảm thấy vui”, Ốc Thanh Vân bộc bạch.
Trao tiền bạn đọc giúp đỡ 2 hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Quảng Trị
Không khí Tết Ất Tỵ 2025 ở TP.HCM rộn ràng khắp phố phường từ những ngày đầu tháng chạp. Nếu ở TP.HCM, người dân sẽ có cơ hội thưởng thức những chương trình, hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam qua nhiều hình thức tái hiện sống động. Những sự kiện này góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hứa hẹn mang lại nhiều cung bậc cảm xúc.Theo Sở Du lịch TP.HCM, dọc tuyến metro số 1 dài 19,7 km với 14 ga, người dân có thể trải nghiệm hàng loạt điểm đến văn hóa, lịch sử, các công trình biểu tượng của TP như: chợ Bến Thành, bảo tàng Mỹ thuật, Dinh Độc Lập, công viên 23 Tháng 9, công viên Tao Đàn, phố đi bộ Bùi Viện, nhà hát Thành phố, phố đi bộ Nguyễn Huệ, bưu điện Thành phố, nhà thờ Đức Bà, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, công viên văn hóa du lịch Suối Tiên, chùa Bửu Long...Nếu yêu thích văn hóa, lịch sử, người dân cũng có thể tham khảo các sản phẩm du lịch như: chương trình tham quan Trăng chiến khu tại Củ Chi; du lịch cộng đồng Thiềng Liềng.Bên cạnh đó, người dân cũng có thể trải nghiệm các sản phẩm đường thủy mới như: "Saigon River Sightseeing" đưa du khách thưởng ngoạn thành phố bằng tàu hai tầng, hành trình về với cội nguồn, du lịch xanh – khám phá miệt vườn giữa lòng TP...Đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết, dịp tết này, nơi đây tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc như: giao lưu cùng Capybara từ 8 giờ 30 - 11 giờ và từ 14 - 16 giờ; tour đặc biệt "Du xuân may mắn" - một hành trình độc đáo mang đến may mắn, bình an và những lời chúc tốt đẹp cho năm. Đặc biệt, từ mùng 1 đến mùng 5 Tết Ất Tỵ, chương trình giới thiệu các loại rắn, biểu diễn lấy nọc rắn do trại rắn Đồng Tâm thực hiện sẽ diễn ra ở sân khấu chính từ 10 giờ 30 - 11 giờ.Xuyên suốt 5 ngày đầu năm, Thảo Cầm Viên cũng có các hoạt động biểu diễn tập tính tại vườn hồng hạc, đảo vượn, vườn cá sấu, khu hổ trắng mới, khu hổ trắng cũ, khu hổ vàng, khu gấu... Đại diện công viên văn hóa Đầm Sen cho biết, lễ hội tết 2025 tại Đầm Sen chủ đề "Tết tròn đầy – Sum vầy hạnh phúc" là sự kết hợp văn hóa một cách tỉ mỉ, lồng ghép những thông điệp ý nghĩa ngày tết vào các hoạt động biểu diễn, chương trình vui chơi. Để tô điểm thêm những nét màu rực rỡ ngày xuân, Đầm Sen mang đến những góc check-in du xuân dành tặng du khách khi đến tham quan như: tái hiện cung đường hoa anh đào Nhật Bản dịu dàng; bốn mùa trong năm tụ hợp tại cùng 1 khoảnh khắc, những góc chụp ảnh Tết Ất Tỵ 2025 tại các điểm khác nhau. Ngoài ra, khách đến Đầm Sen mua vé trọn gói đều có thể tham gia bốc thăm trúng thưởng tour du lịch Singapore, Thái Lan hoặc nghỉ dưỡng tại Phan Thiết trong chương trình "Vui tết thả ga - trúng quà cực đã". Chương trình bốc thăm này diễn ra mỗi ngày, từ mùng 1 đến mùng 5 tết.Hoạt động "ghi điểm" với du khách ở Đầm Sen là hoạt náo đường phố, dịp tết này tiếp tục "trình làng" các hoạt động như: đại hội lân - sư - rồng, hiphop phúc - lộc - thọ, tái hiện không gian tết Việt cảnh trí, văn hóa đặc sản vùng miền, phố ông đồ, hoạt náo xiếc ảo thuật, lô tô... Tết Ất Tỵ này, Suối Tiên tổ chức sự kiện "Tết xuyên không" mở ra không gian vui xuân đón tết mang phong vị cổ truyền trong không gian tết Việt xưa đầy hoài niệm. Giữa nhịp sống hối hả, đây được dự báo sẽ là một nét chấm phá để bạn và gia đình bước qua cánh cổng thời gian, sống trọn vẹn trong không khí tết Việt xưa qua những khu vực trải nghiệm đầy hoài niệm, gợi nhớ cảm giác gần gũi và ấm cúng.Theo đó, du khách sẽ được trải nghiệm hóa thân trong trang phục xưa, trải nghiệm văn hóa tết cổ truyền, tham gia trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực tết Việt truyền thống, xem show diễn độc quyền "Suối Tiên - Tết xưa trường tồn".Dịp này, Suối Tiên ra mắt những công trình mới như: bí mật rừng phù thủy, đường trượt đua thần tốc tại biển Tiên Đồng - Ngọc Nữ với vốn đầu tư gần 10 tỉ đồng, nâng cấp hơn 150 công trình vui chơi giải trí.